Bối cảnh Sứ_đoàn_Macartney

Quang cảnh Quảng Châu (1749) của Jakob van der Schley

Thương mại hàng hải nước ngoài ở Trung Quốc được quy định bởi Hệ thống Quảng Châu dần xuất hiện thông qua một loạt thánh chỉ vào thể kỷ 17 và 18. Hệ thống Quảng Châu thiết lập thương mại chính thức thông qua Công hàng, một hiệp hội gồm 13 công ty thương mại (gọi là "hàng" trong tiếng Quảng Đông) do chính phủ hoàng gia lựa chọn. Năm 1725, Hoàng đế Ung Chính trao cho Công hàng trách nhiệm pháp lý thương mại ở Quảng Châu. Đến thế kỷ 18, Quảng Châu, bấy giờ được các thương nhân Anh gọi là Canton, đã trở thành thương cảng Trung Quốc nhộn nhịp nhất, một phần nhờ vào khả năng tiếp cận Đồng bằng sông Châu Giang thuận tiện. Năm 1757, Hoàng đế Càn Long chỉ cho phép thương mại hàng hải nước ngoài được diễn ra duy nhất tại Quảng Châu. Cai trị nhà Thanh ở thời kỳ cực thịnh, Càn Long cảnh giác trước những biến đổi xã hội Trung Quốc có thể là kết quả của sự giao lưu không hạn chế với nước ngoài.[2] Người Trung Quốc không được phép dạy tiếng Trung cho người nước ngoài và thương nhân châu Âu bị cấm đem phụ nữ đến Trung Quốc.[3]:50–53

Thế kỷ 18, các thương nhân Anh bắt đầu cảm thấy bị hạn chế bởi Hệ thống Quảng Châu, và trong một nỗ lực nhằm giành thêm quyền thương mại, họ vận động hành lang để có một sứ đoàn diện kiến hoàng đế và yêu cầu thay đổi các thỏa thuận thương mại hiện hành. Sự cần thiết của một sứ đoàn đến Trung Quốc một phần đến từ sự mất cân bằng mậu dịch ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Anh, chủ yếu là do nhu cầu của người Anh với trà, cũng như nhiều loại mặt hàng Trung Quốc khác như đồ sứlụa. Công ty Đông Ấn, đơn vị nắm độc quyền thương mại phương Đông, bị chính phủ nhà Thanh bắt phải mua trà Trung Quốc bằng bạc. Các nỗ lực tìm kiếm mặt hàng Anh có thể bán cho người Trung Quốc đã được triển khai, nhằm khỏa lấp thâm hụt thương mại.

Vào thời điểm Sứ đoàn Macartney thực hiện nhiệm vụ, Công ty Đông Ấn cũng đang bắt đầu trồng thuốc phiệnẤn Độ để bán ở Trung Quốc. Từ những năm 1780, Công ty Đông Ấn đã nỗ lực tài trợ cho hoạt động buôn bán trà với thuốc phiện.[4] Macartney, người từng giữ chức Thống đốc Madras (nay là Chennai) ở Ấn Độ, không dứt khoát lập trường xoay quanh vấn đề bán thuốc phiện cho người Trung Quốc, thích thay thế thuốc phiện bằng "gạo hoặc bất kỳ mặt hàng nào tốt hơn".[3]:8–9 Một sứ đoàn chính thức sẽ tạo cơ hội để giới thiệu các mặt hàng mới của Anh đến thị trường Trung Quốc, điều mà Công ty Đông Ấn bị chỉ trích vì không làm được.[5]

Năm 1787, Thủ tướng William Pitt Trẻ và quan chức Công ty Đông Ấn Henry Dundas phái Đại tá Charles Cathcart làm đại sứ đầu tiên của Anh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Cathcart ngã bệnh giữa chuyến đi và qua đời ngay trước khi con tàu chở ông, HMS Vestal, cập bến Trung Quốc. Sau thất bại của Sứ đoàn Cathcart, Macartney đề xuất nên tổ chức một sứ đoàn khác dưới sự lãnh đạo của bạn mình là Sir George Stauton. Năm 1794, Dundas, người đã trở thành Bộ trưởng Nội vụ, đề nghị Macartney đích thân lãnh đạo sứ đoàn thay thế. Macartney chấp nhận lời đề nghị với điều kiện là ông sẽ được phong làm bá tước, và được toàn quyền lựa chọn thành viên sứ đoàn.[3]:6–8

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sứ_đoàn_Macartney http://www2.sl.nsw.gov.au/banks/series_62/62_view.... http://www.highbeam.com/doc/1P2-8869595.html http://www.history.ucsb.edu/faculty/marcuse/classe... //doi.org/10.1093%2Fahr%2F122.3.680 https://press.anu.edu.au/publications/britains-sec... https://books.google.com/books?id=6qFH-53_VnEC https://books.google.com/books?id=KN7Awmzx2PAC https://books.google.com/books?id=TeCYXRkc_UUC https://books.google.com/books?id=Uj6d9_4F0EIC https://books.google.com/books?id=ZRWAAQAAQBAJ